Logo

KHỞI NGHIỆP TINH GỌN - PHẦN 1

Admin-6/10/2023, 5:02:50 PM

KHỞI NGHIỆP TINH GỌN - PHẦN 1

Khởi nghiệp Tinh gọn (The Lean Startup) là cụm từ thường được dùng để chỉ phương pháp phát triển nhanh, áp dụng cho Doanh nghiệp và sản phẩm, nhằm mục đích rút ngắn chu kỳ sản phẩm và nhanh chóng khám phá xem mô hình kinh doanh đó có phù hợp với thị trường hay không. Quá trình này giúp các chủ Doanh nghiệp hoặc người quản lý sớm đo lường được sự khả thi cũng như giảm thiểu được rủi ro cần thiết. Nói cách khác, Lean Startup chính là khởi nghiệp ĐƠN GIẢN và HIỆU QUẢ.

 

GỐC RỄ CỦA KHỞI NGHIỆP TINH GỌN

Khởi nghiệp tinh gọn lấy tên từ cuộc cải cách sản xuất tinh gọn (lean production) do Taiichi Ohno và Shigeo Shingo khởi xướng và phát triển tại công ty Toyota. Một trong những nguyên lý của nó là phát huy kiến thức và sáng tạo của từng công nhân, giảm quy mô các nhóm, sản xuất đúng thời điểm (just in time) và kiểm soát tồn kho, đẩy nhanh chu kỳ sản xuất (cycle time). Phương pháp này cho thấy sự khác biệt giữa hoạt động tạo ra giá trị và hoạt động lãng phí, cũng như cách đưa chất lượng vào sản phẩm từ trong ra ngoài.

Khởi nghiệp tinh gọn chính là ứng dụng những ý tưởng đó vào bối cảnh kinh doanh khởi nghiệp, và những doanh nhân khởi nghiệp cần đánh giá được sự khác biệt, tiến bộ của mình so với các dạng công ty khác.

 

Mô hình Khởi nghiệp Tinh gọn - The Lean Startup Circle

3 PHƯƠNG PHÁP CHÍNH CỦA KHỞI NGHIỆP TINH GỌN

1. MVP - Minimum Viable Product
Thay vì tập trung hoàn toàn vào phát triển kế hoạch hay mất nhiều thời gian nghiên cứu để tìm ra sản phẩm hoàn hảo, những doanh nhân khởi nghiệp chỉ cần nghiên cứu và tạo ra sản phẩm khả dụng (sản phẩm demo) nhanh nhất có thể. Quá trình làm ra sản phẩm này khiến doanh nhân khởi nghiệp thấy được thực tế nhanh nhất so với kế hoạch và được trải nghiệm rõ ưu, khuyết điểm của sản phẩm ngay trong quá trình thực hiện.

Quan trọng hơn cả, giai đoạn này là lúc tạo ra sản phẩm với số lượng nhỏ và nguồn lực thấp nhất - Minimum Viable Product.

2. The Feedback Loop: Xây dựng – Đo lường – Học hỏi

Đừng đợi đến khi hoàn hảo, hãy tung sản phẩm ra thị trường và để khách hàng chính là người đánh giá và hoàn thiện sản phẩm. Có một thực tế là những doanh nhân khởi nghiệp thường thấy rất yêu thích sản phẩm và thấy sản phẩm có khả năng cạnh tranh, mang lại lợi nhuận tốt, nhưng điều này luôn cần sự đánh giá chủ quan từ khách hàng: Sản phẩm này thực sự có mang đến giá trị cho khách hàng?

3. Pivot or Persevere: Điều chỉnh hay đeo bám

Sau thời gian ra thị trường, những cuộc họp “Điều chỉnh hay đeo bám” nên được tổ chức thường xuyên và cần sự tham gia của cả bộ phận phát triển sản phẩm lẫn Ban lãnh đạo Doanh nghiệp. Đôi khi cuộc họp này cần thêm góc nhìn của các đơn vị, chuyên gia tư vấn bên ngoài, những người nhìn được tổng quát vấn đề và đưa ra giải thích về các số liệu chuyên môn. Các dấu hiệu thường có cho việc cần điều chỉnh: hiệu quả và doanh số giảm, phản hồi không tốt từ khách hàng, cần phát triển sản phẩm để hiệu quả hơn nữa,...  Quyết định điều chỉnh (pivot) gây tổn thất về mặt cảm xúc đối với công ty khởi nghiệp, bởi đó là tâm huyết của cả đội ngũ, và những điều chỉnh này cần phải được đề ra một cách chỉn chu.

Đôi lúc, doanh nhân khởi nghiệp cần “tập làm quen” với những thách thức và phản hồi trái chiều, nên tập trung vào những việc giúp Doanh nghiệp phát triển.

👉 UPLIFT - Training & Consulting là đơn vị đào tạo và tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt hướng đến các Doanh nghiệp khởi nghiệp, vừa và nhỏ, giúp Doanh nghiệp nâng tầm, phát triển kinh doanh bền vững.

 

TẠM KẾT

Khởi nghiệp Tinh gọn là một công cụ rất hiệu quả là được bảo chứng bởi nhiều thành công ở các nước trên thế giới. Bản chất nhiều công ty đã và đang áp dụng công cụ này một cách vô thức mà không biết. Với những ai đang manh nha ý định khởi nghiệp với nguồn vốn không thực sự lớn thì đây là công cụ thực sự rất đáng tham khảo và sử dụng. Phương pháp này sẽ giúp công ty khởi nghiệp tránh được nhiều lỗi lầm kinh điển và là đòn bẩy tốt để công ty có thể nhanh chóng triển khai ý tưởng của mình một cách hiệu quả trong giai đoạn mở đầu.

👉 Mời bạn đọc theo dõi KHỞI NGHIỆP TINH GỌN - PHẦN 2 - SỰ KHÔN NGOAN CỦA FIVE WHYS (NĂM CÂU HỎI TẠI SAO) trong những bài viết tiếp theo của UPLIFT.

 

Tags

Liên hệ với chúng tôi

2023 © Uplift Proudly Powered by ThS Phạm Thị Bích Nga

Developed by Tran Vinh Hung