Marketing tiến hoá từ 1.0 - 2.0 - 3.0 - 4.0 - 5.0 với các hình thức:
● Marketing 1.0: Tiếp thị lấy sản phẩm và dịch vụ làm trung tâm với mô hình 4P
● Marketing 2.0: Tiếp thị lấy Khách hàng làm trung tâm
● Marketing 3.0: Tiếp thị lấy Khách hàng làm trung tâm với sự hỗ trợ từ Digital Marketing
● Marketing 4.0: Tiếp thị lấy khách hàng làm trung tâm kết hợp giữa online (digital marketing, social media, social CRM...) và offline (điểm trải nghiệm khách hàng, điểm bán hàng, hội thảo, sự kiện trực tiếp) và sự thay đổi của các mô hình nhằm gia tăng kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng
● Marketing 5.0: Tiiếp thị áp dụng các công nghệ mới.
Marketing 4.0 tại Việt Nam vẫn là xu hướng tất yếu mà Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và cần có những “dịch chuyển” về mô hình và cơ cấu để thiết lập được điểm “chạm” đến khách hàng. Lưu ý rằng “Dịch chuyển” không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn chiến lược cũ, mà là sự kế thừa, phối hợp và tối ưu chiến lược sao cho phù hợp với thực tế của từng ngành nghề và từng Doanh nghiệp.
Một trong những “dịch chuyển” quan trọng của Marketing 4.0 chính là việc thay thế mô hình 4P (Product - Price - Place - Promotion) truyền thống thành 4C. Trong đó 4C gồm có:
1- Co-creation - Đồng sáng tạo: Khách hàng được tham gia vào các giai đoạn từ hình thành ý tưởng, đánh giá đặc tính sản phẩm/ dịch vụ, cho đến truyền thông.
Trong vai trò đồng sáng tạo đó, khách hàng có thể cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ theo ý thích riêng, tạo nên sự gắn kết đặc biệt với thương hiệu. Khách hàng sẽ có cảm giác “độc nhất” và từ chính trải nghiệm đó, Doanh nghiệp có cơ hội hiểu thêm về khách hàng để cải thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
2- Currency - Chi phí: Định giá linh hoạt theo nhu cầu khách hàng.
Giá cả sản phẩm, dịch vụ không cố định mà sẽ thay đổi để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng theo từng thời điểm, vừa giúp doanh nghiệp khéo léo tạo các chiến dịch Marketing thú vị; vừa giúp thu hút thêm nhiều lượt khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.
Ví dụ: Grab, Gojek, Be… định giá mỗi chuyến đi của khách theo từng nhu cầu, từng thời điểm, địa điểm khác nhau. Giờ cao điểm giá sẽ cao hơn giờ thấp điểm; Thời tiết bất lợi giá sẽ cao hơn lúc đẹp trời….
3- Communal Activation: Lan truyền trong cộng đồng: Nhãn hàng luôn trú trọng đến việc thiết lập mạng lưới bằng cách xây dựng cộng đồng phù hợp với sản phẩm, từ đó cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi, chiến dịch của thương hiệu.
4- Conversation - Đối thoại với khách hàng: Cùng khách hàng thảo luận/ trò chuyện
Chưa bao giờ việc trò chuyện với khách hàng lại quan trọng như trong thời đại gắn liền với công nghệ hiện nay. Doanh nghiệp hiện nay vừa cung cấp dịch vụ, sản phẩm, song song đó cũng cần phải lắng nghe ý kiến và phản hồi lại với khách hàng; cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất.
Không chỉ đồng sáng tạo, khách hàng chính là một kênh quảng cáo sản phẩm hiệu quả cho Doanh nghiệp – nếu bạn đem đến trải nghiệm tốt cho họ.
=> [HOT] KHOÁ HỌC: TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG XUẤT SẮC TẠI UPLIFT
Bằng việc áp dụng mô hình 4C trong Marketing 4.0, Doanh nghiệp đã tạo ra mối quan hệ chặt chẽ hơn và có tương tác đa chiều giữa thương hiệu - người tiêu dùng - cộng đồng, tạo nền tảng gắn bó lâu dài, nâng cao định vị thương hiệu. Để thành công trong thời đại 4.0, doanh nghiệp cần nắm bắt các xu hướng dịch chuyển trong Marketing. Từ đó “nâng tầm” chiến lược sao cho phù hợp với thực tế của lĩnh vực kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp.
=> [HOT] KHOÁ HỌC MARKETING 4.0 CHO DOANH NGHIỆP
=> TƯ VẤN CHIẾC LƯỢC SALE & MARKETING TRONG THỜI ĐẠI SỐ