Logo

TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN XÂY DỰNG MỤC TIÊU KINH DOANH (BUSINESS GOAL)?

Admin-4/29/2023, 5:31:45 PM

TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN XÂY DỰNG MỤC TIÊU KINH DOANH (BUSINESS GOAL)?

Hiện nay, các Doanh nghiệp đã và đang trong giai đoạn hoàn thành bản kế hoạch kinh doanh - AOP cho năm 2023. Trong số những hạng mục cần thiết, việc đặt mục tiêu kinh doanh hợp lý và khả thi là yếu tố quan trọng để Doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh hiệu quả. Cùng UPLIFT Training & Consulting tìm hiểu về cách thiết lập các mục tiêu ưu tiên, giúp Doanh nghiệp có thể tăng trưởng cao và nâng tầm phát triển bền vững.

MỤC TIÊU KINH DOANH LÀ GÌ?

Mục tiêu kinh doanh (Business Goal) là điểm đến, kết quả kinh doanh mà Doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Các mục tiêu kinh doanh thể hiện động lực và khát vọng về việc phát triển kinh doanh của chủ Doanh nghiệp.

TẠI SAO VIỆC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KINH DOANH LẠI QUAN TRỌNG?

Mục tiêu kinh doanh là điểm đến, kết quả được thể hiện trong bản lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và trong kế hoạch kinh doanh hằng năm - AOP. Lợi ích của việc lập mục tiêu:

- Thiết lập hướng đi, mong muốn của Doanh nghiệp giúp nhân viên có cái nhìn tổng quát và rõ ràng hơn về nhiệm vụ, công việc của mình.

- Đo lường tiến độ thông qua những cột mốc được vạch sẵn sẽ cho Doanh nghiệp xác định mức độ thành công hay biết được các sai sót trong quá trình thực thi chiến lược.

- Cải thiện việc ra quyết định nhờ vào việc liên tục đánh giá các hoạt động đã được sắp xếp theo mức độ ưu tiên của mục tiêu.

Vậy nên, mục tiêu kinh doanh chính là kim chỉ nam dẫn lối, định hướng cho Doanh nghiệp những bước đi đúng đắn trên chặng đường kinh doanh đầy thách thức như hiện nay.

CÁC LOẠI MỤC TIÊU PHỔ BIẾN

Các mục tiêu kinh doanh có nhiều dạng khác nhau, mang tính khát vọng và động lực mà tổ chức muốn hướng tới và đạt được.

Xây dựng kế hoạch hoạt động cho Doanh nghiệp có thể sử dụng 05 mục tiêu kinh doanh phổ biến sau:

1. Strategy (Chiến lược)

2. Finance (Tài chính)

3. Non-finance (Phi tài chính)

4. Employee development (Phát triển nhân viên)

5. Time (Thời gian)

Để tổ chức tăng trưởng và phát triển dài hạn, Doanh nghiệp cần kiên trì theo đuổi mục tiêu chiến lược giúp duy trì vị thế cạnh tranh so với đối thủ. Bên cạnh đó, các mục tài chính sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi hoàn thành các mục tiêu chiến lược. Đây chính là hai mục tiêu phổ biến nhất.

1. Mục tiêu chiến lược

Thông qua việc trả lời câu hỏi: “Chiến lược mà công ty muốn theo đuổi là gì?”, các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp sẽ đánh giá được tính khả thi của chiến lược, góp phần hỗ trợ cho mục tiêu được thực hiện thành công đúng với tình hình và khả năng thực tế.

Một vài ý tưởng về mục tiêu chiến lược đi cùng với các hoạt động gợi ý:

- Mục tiêu tăng trưởng nhằm mở rộng hoặc phát triển hoạt động kinh doanh gia tăng thị phần và mức độ bao phủ, khai thác thị trường địa lý mới, thực hiện một chiến lược tiếp thị mới

- Mục tiêu liên kết, hội nhập hay thu hẹp quy mô, mục tiêu  cải tiến sản phẩm và dịch vụ, dẫn đầu về công nghệ

- Dẫn đầu về chi phí, cạnh tranh về mặt giá cả, sự khác biệt

- Mục tiêu nhắm vào sự đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, tập trung vào thị trường ngách

- Mục tiêu tập trung cải thiện hiệu suất hoạt động và tăng trưởng doanh thu: gia tăng số lượng khách hàng mới, tăng doanh số cho khách hàng hiện tại, cải thiện việc giữ chân khách hàng…

2. Mục tiêu tài chính

Mục tiêu tài chính tập trung vào việc tối đa hóa lợi ích cho Doanh nghiệp thông qua các hoạt động:

- Tăng trưởng doanh thu bán hàng: thu hồi công nợ, cải thiện dòng tiền, giảm tồn kho, xử ý công nợ xấu, thanh lý tài sản,….

- Tăng trưởng tài sản: thêm nhà máy, mua xe, mua đất…

- Gia tăng lợi nhuận, loại bỏ các chi phí không cần thiết.

- Duy trì, cắt giảm, đầu tư.

- Giá cổ phiếu, cổ tức và lợi nhuận trên cổ phần… 

3. Mục tiêu phi tài chính

Mục tiêu phi tài chính sẽ giúp nâng cao uy tín công ty và thương hiệu dựa vào việc thiết lập các mục tiêu bền vững đến môi trường, gia tăng trách nhiệm đối với xã hội, cụ thể:

- Hoạt động bảo vệ môi trường: giảm chất thải, hạn chế bao bì ni lông, cây xanh bao phủ.

- Hoạt động về đạo đức: quyên góp ủng hộ, tham gia chương trình từ thiện…

4. Mục tiêu phát triển nhân viên

Đây là một trong những mục tiêu thiết yếu liên quan đến việc phát triển năng lực nội bộ, giúp nhân viên đạt được các mục tiêu cá nhân và thăng tiến nghề nghiệp. Các hoạt động có thể triển khai hướng đến mục tiêu này bao gồm:

- Thực hiện chương trình phát triển nhân viên, gia tăng sự hài lòng của nhân viên, cải thiện tỷ lệ giữ chân nhân viên

- Nâng cao kỹ năng công việc trực tiếp thông qua đào tạo

- Đào tạo đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ kế thừa, gia tăng gắn kết đội nhóm…

5. Mục tiêu thời gian

Để chiến lược kinh doanh đạt được kết quả thành công, các mục tiêu trên phải được triển khai gắn liền với khung thời gian được đánh giá đo lường cụ thể:

- Mục tiêu kinh doanh ngắn hạn: sẽ hoàn thành trong vài tháng và không quá 12 tháng.

- Mục tiêu kinh doanh trung hạn: cần thời gian đo lường hơn một năm.

- Mục tiêu kinh doanh dài hạn: phải được hoàn thành trong 3 năm, 5 năm hoặc xa hơn.

Bên cạnh 05 mục tiêu kinh doanh phổ biến trên, Doanh nghiệp cần lưu ý đến nguyên tắc SMART và cách thiết lập KPI nhằm đo lường hiệu suất hoạt động của các mục tiêu. Sau khi thiết lập mục tiêu, Doanh nghiệp cần phải triển khai mục tiêu cho phòng ban và mục tiêu cá nhân.

Như vậy, xây dựng mục tiêu kinh doanh phù hợp và khả thi mang ý nghĩa quan trọng, giúp Doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn. Uplift tin rằng qua bài viết này, Quý Doanh nhân, Quý Doanh nghiệp sẽ ứng dụng hiệu quả 05 mục tiêu kinh doanh phổ biến vào việc lập kế hoạch kinh doanh hằng năm của mình (AOP)

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng mục tiêu kinh doanh, hãy liên hệ với UPLIFT qua website https://uplift.vn/ hoặc hotline 0902 639 685 để nhận ngay 2h hỗ trợ tư vấn không thu phí. 

Nguồn: Tổng hợp và chắp bút bởi ThS. Phạm Thị Bích Nga

CEO & Founder Uplift Training & Consulting

 

Tags

Liên hệ với chúng tôi

2023 © Uplift Proudly Powered by ThS Phạm Thị Bích Nga

Developed by Tran Vinh Hung